Công ty TNHH Thương Mại và Sản Xuất Ống Gió Sao Việt
Tiếng Việt Tiếng Anh
0985239838 0225.3567.618

TẦM QUAN TRỌNG CỦA HỆ THỐNG THÔNG GIÓ HÚT MÙI TRONG BẾP ĂN CÔNG NGHIỆP

Ngày đăng: 28-12-2022 | 4:13 PM | 568 Lượt xem

Vì sao cần lắp đặt hệ thống thông gió hút mùi trong bếp ăn công nghiệp

Lý do là trong các không gian bếp công nghiệp tần suất nấu nướng liên tục, số lượng lớn, đông người, nhiều món nên tạo ra rất nhiều loại khói và mùi nếu không có hệ thống thông gió hút mùi cấp khí tươi thì sẽ làm cho không gian bếp trở nên nóng bức, khó chịu, ngột ngạt. Việc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cán bộ nhân viên, đầu bếp. Ảnh hưởng đến mùi vị thực phẩm, hương vị món ăn và đặc biệt còn có thể ảnh hưởng đến cả những khách hàng đang dùng bữa ngay tại nhà hàng.

Với kinh nghiệm hơn 15 năm trên thị trường ống gió Hải Phòng, Ống Gió Sao Việt nhận thất rằng có nhiều nhà hàng, bếp ăn không lắp đặt hệ thống thông gió đúng tiêu chuẩn, dẫn đến ảnh hưởng nhiều đến chất lượng kinh doanh cũng như hoạt động của nhà hàng. Đặc biệt với nhiều trường hợp lắp đặt không đúng còn dẫn đến việc tháo dỡ, sửa chữa lại, ảnh hưởng nhiều đến kinh doanh. 

 

Một hệ thống hút khói thông gió công nghiệp bao gồm:

1. Tum hút khói hay còn gọi là chụp hút khói:

Đối với bếp gia đình hoặc các nhà hàng nhỏ thiết bị này dùng để bao hết phần phía trên bếp nấu. Kích thước phụ thuộc vào diện tích mặt bằng thực tế của bếp và sẽ được đo đạc khảo sát thiết kế trước.

Đối với các bếp công nghiệp của các bếp ăn lớn với số lượng nhiều bếp, sẽ cần bố trí Chụp hút khói và Cấp khí tươi xen kẽ nhau để tạo không khí thông thoáng đều các khu vực. Lưu lượng không khí cấp vào và hút ra được tính toán bằng nhau.Tum hút khói thông thường được làm bằng vật liệu inox 201 (hoặc 304) hay tôn mạ kẽm. Chụp hút trực tiếp trên bếp có thiết kế phin lọc mỡ và đèn chiếu sáng phía bên trong.

Phương pháp thiết kế thông gió thường là thông gió dịch chuyển và thông gió hòa trộn.

Lưu ý quan trọng là khi thiết kế phải tính toán lưu lượng chính xác, tránh tình trạng không hút được hết khói mùi ra bên ngoài. Khi đó không khí từ bếp sẽ dần lan ra môi trường xung quanh, không đảm bảo chất lượng yêu cầu. Đặc biệt phải đảm bảo bố trí các chụp hút và cấp sao cho thông thoáng nhất cho người đầu bếp. Đồng thời cũng chú ý đến kích thước nhô ra sao cho hợp lý nhất.

Xem thêm: Lợi ích của việc sử dụng ống gió hút khói ngăn cháy EI cho văn phòng làm việc

 

2. Hệ thống ống gió:

+ Với bếp ăn nhỏ thì ống hút mùi sẽ được gắn trực tiếp từ Chụp hút mùi đến Quạt hút. Chất liệu làm từ inox 201 hoặc tôn mạ kẽm. Kích thước được thiết kế theo mặt bằng thực tế.

+ Với bếp công nghiệp của nhà hàng khách sạn lớn thì đường ống hút sử dụng vật liệu thiết bị inox, tôn mạ kẽm dày tối thiểu 1.15 mm, được bọc bông thủy tinh cách nhiệt chống cháy dày 50 mm, tỷ trọng 32kg/m3 , đường ống cấp gió tươi thì độ dày tối thiểu 0.8 mm và không cần bọc cách nhiệt chống cháy.

 

3. Quạt cấp gió tươi và hút khí thải:

Đây có thể nói là bộ phận quan trọng nhất để đảm bảo cho không khí trong bếp lưu thông thoáng đãng. Quạt sử dụng để hút khói và cấp khí tươi là quạt chuyên dụng, thường làm bằng sắt sơn tĩnh điện, chống gỉ sét và chống bám bụi mỡ tốt. Động cơ quạt thì có thể đặt bên ngoài kết nối với cánh quạt bằng dây cu-roa để tránh tiếp xúc với luồng khí nóng hoặc đặt bên trong quạt nhưng có vỏ thép chống dầu mỡ và chịu nhiệt có thể lên tới 180oC..

Có 2 dòng quạt cấp gió tươi và hút khí thải chính được sử dụng là Quạt ly tâm và Quạt hướng trục. Công suất hút được tính theo m3/h.

  • Quạt hút gió thải được tính công suất hút (Qh) như sau:

+ Đối với bếp dựa lưng vào tường thì: Qh = 0,5xA (m3/s)

+ Đối với bếp dạng ốc đảo thì: Qh = 0,75xA (m3/s)

Với A – Diện tích chụp hút (m2)

  • Quạt cấp gió tươi được tính công suất cấp (Qc) theo công suất hút như sau:

+ Qc = 80%*Qh (m3/s)

Xem thêm: Ống gió vuông - Giải pháp lưu thông không khí hiệu quả cho công trình của bạn

 

4. Phụ kiện ống gió

Tùy theo thiết kế của từng không gian bếp công nghiệp thì sẽ có các phụ kiện kèm theo như: van chỉnh gió, van chống cháy, hộp điều khiển motor quạt hút, fin lọc mỡ chụp hút, đèn chiếu sáng trong chụp hút…

 

Quy trình thi công lắp đặt hệ thống hút mùi nhà bếp công nghiệp:

  • Tiến hành khảo sát, đo đạc, tư vấn tối ưu cho khách hàng.

  • Lập bản vẽ thiết kế và dự toán chi phí

  • Chốt phương án, sản xuất và tiến hành thi công lắp đặt.

  • Vận hành và kiểm tra khả năng hút khói cũng như độ ồn của quạt, hệ thống cấp khí tươi.

  • Bàn giao dự án, hướng dẫn sử dụng.

  • Bảo hành và bảo trì hệ thống định kỳ.

 

 

Yêu cầu thi công:

Khi thi công hệ thống quạt hút mùi cấp gió cho bếp ăn công nghiệp cần lưu ý các tiêu chuẩn sau:

  • Vận tốc gió của quạt hút mùi: vận tốc gió tại miệng quạt phải đạt 0.2 – 0.4 m/s để đảm bảo khói mùi từ bếp được hút sạch sẽ.

  • Khi thi công phải neo hoặc gắn chặt tránh rung lắc.

  • Motor và cánh quạt không đạt tiêu chuẩn gây ra tiếng ồn khi hoạt động.

  • Dùng ống tiêu âm để khắc phục tiếng ồn do không khí đi qua motor hoặc thổi ra ngoài miệng ống..

  • Tính thẩm mỹ: cần đảm bảo tính thẩm mỹ, nhất quán với không gian bếp nhà hàng.

  • Đèn chiếu sáng: đèn được gắn trong tum hút mùi để tăng độ sáng bù trừ cho bếp nấu. Đèn chiếu sáng cần đảm bảo khả năng chịu nhiệt, chịu ẩm, hơi nước.

  • Nên lắp hai quạt hút gió thải, một chạy và một dự phòng. Trước đầu đẩy mỗi quạt hút gió thải hay cấp gió tươi cần được gắn Van một chiều.

  • Chiều cao chụp hút tối thiểu là 400mm được tích hợp tính năng lọc dầu mỡ. Được đặt cách mặt đất tối thiểu 2000-2200mm và từ mặt ngoài bàn bếp chụp hút nhô ra một khoảng tối thiểu là 200 – 300mm.

Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đã có thêm kiến thức để lắp đặt cho mình hệ thống thông gió cho bếp. Nếu bạn cần tìm một đơn vị sản xuất, thi công, lắp đặt ống gió chuyên nghiệp, uy tín tại Hải Phòng thì hãy liên lạc với chúng tôi qua Hotline: Mrs Hằng 0985239838, Mrs Giang: 0934559168 Chắc chắn bạn sẽ hài lòng

 

 Chia sẻ